PHOTPHO (phosphorus, P)
Nhu cầu hàng ngày: Nam giới; 550mg, Nữ giới: 550mg
Photpho rất cần thiết đối với xương và răng. Khoáng chất này được tìm thấy trong carbohydrate, chất béo, protein, enzyme và ADN. Vitamin D rất cần thiết cho sự hấp thu photpho.
Bệnh do thiếu photpho
Những người phải uống bổ sung antacid (một loại thuốc có tác dụng trung hòa dịch vị ) để điều trị bệnh về tiêu hóa tỏng thời gian dài có thể bị thiếu photpho.
Các triệu chứng khi thiếu khoang chất này là yếu cơ, đau xương. Ngoài ra, chứng thiếu máu, suy yếu chức năng của hồng cầu, bạch cầu, các vấn đề về hệ thần kinh như rối loạn canxi bất thường qua nước tiểu và bệnh sỏi thận cũng có thể là hậu quả của tình trạng thiếu photpho.
Thực phẩm cung cấp photpho: Mỗi 25g các loại thực phẩm sau chứa ít nhất 150mg photpho: ngũ cốc nguyên hạt , đặc biệt là yến mạch, các sản phẩm từ sữa, thịt đỏ, gia cầm, hải sản, cà rốt, các loại đậu (đậu nành), hạt (như hạnh nhân, đậu phộng, hạt bí đỏ, hạt dưa, hạt cải, hạt hướng dương…)
KALI (POTASSIUM, K)
Nhu cầu hàng ngày: Nam giới: 3500mg, Nữ giới: 3500mg
Kali giúp cơ thể dự trữ đường huyết dưới dạng glycogen. Ngoài ra, kali còn cần thiết trong việc đảm bảo chức năng bình thường của các cơ, tế bào thần kinh, tim, van tim, thận và tuyến thượng thận. Cùng với natri và clorua, kali tham gia vào việc điều chỉnh lượng nước và duy trì sự cân bằng giữa axit và kiềm trong cơ thể.
Theo các nghiên cứu gần đây nhất, việc sử dụng thực phẩm giàu kali thường xuyên có thể giúp giảm và kiểm soát huyết áp, nên những người bị suy tim hoặc bị cao huyết áp nên chú ý hấp thu đủ khoáng chất này. Chế độ ăn uống giàu kali còn giúp giảm nguy cơ đột quỵ, loãng xương và sỏi thận. Bên cạnh đó, chúng ta cần ăn thêm thwucj phẩm giàu kali khi thời tiết nóng bức vì việc tiết mồ hôi có thể làm mất khoáng chất này.
Bệnh do thiếu Kali
Tình trạng thiếu kali do chế độ ăn uống là khá hiếm. Hàm lượng kali trong máu thấp thường là vì kali bị mất do nôn mửa nhiều, tiêu chảy hoặc do hậu quả của bệnh thận hay chứng rối loạn chuyển hóa làm ảnh hưởng đến môi trường hóa học của cơ thể.
Các triệu chứng khác bao gồm mệt mỏi, yếu cơ, táo bón, chuột rút, suy yếu chức năng thân. Tình trạng thiếu kali nghiêm trọng có thể dẫn đến các vấn đề về tim mạch như tim đập bất thường.
Thực phẩm cung cấp kali: mỗi 100g các loại thực phẩm sau chứa ít nhất 160mg kali: ngũ cốc nguyên hạt, khoai tây, măng tây, quả bơ, cải bó xôi, cà chua, chuối, dưa ruột vàng, cam, các sản phẩm từ sữa chua, thịt đỏ.
NATRI (SODIUM, Na)
Nhu cầu hàng ngày: Nam giới: 1600mg. Nữ giới: 1600mg
Natri là một thành phần trong muối ăn (natri clorua). Natri đóng vai trò hết ức quan trọng trong việc điều chỉnh lượng nước trong cơ thể, duy trì nồng độ pH tỏng máu ở mức bình thường, truyền dẫn các tín hiệu thần kinh và hỗ trwoj cho sự co sơ. Natri có mặt trong tất cả các loại thức ăn với nồng độ khác nhau và hầu hết các loại thức ăn chế biến sẵn đều được bổ sung thêm muối.
Không như các khoáng chất khác, natri thường bị sử dụng quá nhiều. Các triệu chứng của tình trạng dư thừa muối bao gồm buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy, co cơ dữ dội ở vùng bụng.
Lượng natri tập trung trong cơ thể quá cao cũng có thể là do mất nước quá nhiều. Tình trạng dư thừa natri trong máu kéo dài có thể dẫn đến chứng phù nề, cao huyết áp, khó thở , suy tim và có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Bệnh do thiếu natri
Tinh trạng thiếu natri là hiếm bởi hàm lượng natri trong chế độ ăn uống của chúng ta thường khá cao. Tuy nhiên, hàm lượng natri tỏng cơ thể có thể xuống rất thấp do ói mửa hoặc tiêu chảy kéo dài, do bị mất nước hoặc đổ mồ hôi quá nhiều và liên tục, ví dụ như các vận động viên marathon, hoặc những người mắc bệnh thận như suy thận cấp tính.
Các triệu chứng của tình trạng thiếu natri là nhức đầu, nôn mửa, chuột rút ở các cơ, uể oải, ngất, mệt mỏi và có thể bị hôn mê.