Một chén trà mỗi ngày không những giúp bạn nâng cao sức đề kháng của cơ thể, tăng cường sinh lực mà còn phòng chống bệnh tật.
Sau đây mời các bạn cùng tìm hiểu công dụng của trà xanh để hiểu hơn về thức uống thông dụng này nhé!
Đào thải độc tố
Trà xanh cũng giúp thải độc tố ra khỏi cơ thể. Trà xanh cũng là một thuốc lợi tiểu và giúp làm giảm khả năng tích nước.
Tác dụng lợi tiểu của trà xanh đã được sử dụng nhiều thế kỷ giúp thải chất lỏng dư thừa ra ngoài cơ thể. Duy trì uống trà xanh hằng ngày giúp ngăn chặn sự tích nước trong cơ thể.
Lợi tiểu, giảm huyết áp
Uống trà xanh giúp lợi tiểu và giảm sung, ức chế sự hấp thu của tiểu quản thận, kích thích trung khu vận động của huyết quản, gia tăng độ lọc của thận, từ đó có tác dụng lợi tiểu.
Ngoài ra, hóa chất hỗn hợp trong trà còn có tác dụng tốt trong việc giảm huyết áp, những bệnh nhân cao huyết áp rất thích hợp uống trà đậm vừa phải.
Giảm stress
Các thiamine trong trà xanh đã được chứng minh để tạo ra một tác dụng làm dịu bớt căng thẳng.Nếu bạn cảm thấy quá căng thẳng bạn có thể uống thử một tách trà và cảm nhận sự khác biệt. Trà xanh khử chất caffein và bạn có thể uống trà xanh thay thế cafe.
Chống lão hóa
Rất nhiều nghiên cứu khoa học chứng mình trà xanh có tác dụng chống lão hóa nhờ các chất vitamin và amino acids khác nhau.
Do vậy, uống trà xanh thường xuyên có thể phòng ngừa tình trạng thiếu vitamin A, C và B… Uống trà một thời gian dài có ích cho việc phòng chống bệnh và kéo dài tuổi thọ ở người cao tuổi. Tại Nhật Bản, những người thích trà đạo thường sống thọ và sắc mặt hồng hào.
Tốt cho trẻ nhỏ
Không chỉ có tác dụng với người lớn, trà xanh còn có tác dụng với cả trẻ nhỏ. Nếu mỗi ngày, bạn cho trẻ uống 2 – 3 ly (0,5 – 2g trà/ly), uống vào buổi sáng và uống khi còn ấm có thể bổ sung vitamin, đường và chất fluoride cho cơ thể.
Trà còn có thể chống chứng biếng ăn, tốt cho việc tiêu hóa, giúp trẻ nhỏ thanh nhiệt cơ thể. Hàm lượng fluoride trong trà khá cao, cho trẻ uống với liều lượng thích hợp, khuyến khích thói quen dùng trà súc miệng, không chỉ giúp chắc xương mà còn có thể ngừa sâu răng.
Ngoài ra, dùng những chén trà xanh thật đặc, khi còn nóng thả vào vài viên đá để kết tủa tannic acid và dùng nước trà rửa mặt hoặc tắm cho trẻ sẽ làm cho làn da của trẻ mịn màng hơn.
Giảm cân
Trà xanh có công dụng giúp tiêu hóa tốt và làm tan mỡ, có thể giúp ích trong việc giảm cân. Đó là vì chất caffeine trong trà giúp làm tăng lượng tiết ra của dịch dạ dày, giúp tiêu hóa nhanh, tăng cường khả năng phân giải mỡ thừa.
Các vitamin trong trà giúp giảm bớt mỡ thừa trong cơ thể. Tuy nhiên hiệu quả của nó thì mỗi người mỗi khác, mỗi người có sự thích ứng của riêng mình.
Khử mùi hôi chân
Để xua tan mùi hôi chân và lấy lại tự tin không phải là quá khó, chỉ đơn giản bằng cách bạn hãy hình thành thói quen ngâm chân với nước chè tươi vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ.
Cách đơn giản này sẽ giúp bạn không những khử được mùi hôi chân mà còn hạn chế quá trình tiết mồ hôi chân – một trong những “thủ phạm” gây nên mùi khó chịu cho đôi chân của bạn.
Bên cạnh công dụng có thể khử mùi hôi chân, trà xanh còn có khả năng làm dịu mát những vết bỏng rát.
Nếu chân bạn bị cháy nắng do tiếp xúc quá lâu dưới nắng hoặc đi chân trần trên cát nóng ở bãi biển thì bạn nên ngâm chân vào nước trà xanh, cảm giác đau rát sẽ nhanh chóng tự rút lui.
Trị hơi thở có mùi
Cách đơn giản để đầy lùi mùi hôi này đó là đun 100 gam trà xanh với một cốc nước lớn trong vòng 30 phút.
Sau đó bạn hãy thêm một thìa soda vào trong dung dịch đó và dùng để đánh răng thường xuyên.
Bí kíp này không chỉ giúp bạn có được hơi thở thơm tho mà chất còn giúp bạn có được hàm răng trắng, nướu khỏe.
Bệnh tim
Hợp chất trong trà có hiệu quả tăng cường độ đàn hồi của cơ tim, giảm lượng mỡ trung tính và cholesterol trong máu; vitamin C và P cũng có tác dụng xúc tiến vào bài tiết cholesterol.
Caffeine, theophylline và pentoxifylline có trong trà kích thích tim một cách trực tiếp, mở rộng huyết quản, để máu có thể truyền vào tim một cách đầy đủ.
9 điều kỵ khi uống trà
- Không uống trà khi đói bụng
- Không uống trà quá nóng
- Không uống trà lạnh
- Không nấu trà quá lâu
- Không nấu trà nhiều lần
- Không uống trà trước khi ăn
- Không uống trà ngay sau khi ăn
- Không uống thuốc bằng nước trà
- Không uống trà để qua đêm
Cách bảo quản trà
– Cất trà ở những nơi cao ráo, thoáng mát, sạch sẽ, cách mặt đất tối thiểu 50cm.
– Không để chung trà cùng các hàng hóa có mùi như: mỹ phẩm, thuốc lá, xà phòng nước mắm, cá khô, long não…
– Không mở túi/hộp trà nhiều lần, nhất là trong những ngày thời tiết nồm ẩm. Không dùng tay lấy trà trực tiếp trong túi/hộp đựng bởi hơi ẩm, mồ hôi từ tay sẽ làm biến chất lượng trà còn lại.
Uống trà một cách khoa học là như thế nào?
– Người cao tuổi chỉ nên uống trà ở mức độ vừa phải. Những người có bệnh tim, thận, chức năng của dạ dày và đường ruột rối loạn nghiêm trọng, khi uống trà phải cẩn trọng. Bệnh nhân thiếu máu và cơ tim bị tắc nghẽn nên uống trà xanh. Người cao tuổi bị tháo dạ không nên uống hồng trà, ngược lại, những người cao tuổi thể chất yếu thì nên uống hồng trà.
– Người ăn chay và người gầy không nên thường xuyên uống trà. Bởi những người ăn chay rất dễ mắc chứng thiếu chất sắt và đản bạch chất.
Lưu ý:
Uống trà đậm lâu ngày sẽ dẫn đến loãng xương khi về già. Vì hàm lượng caffeine trong trà có thể ngăn chặn sự hấp thu calcium và làm gia tăng lượng calcium bài tiết theo đường nước tiểu, như thế chất calcium sẽ bị mất đi trong xương mà còn không được bổ sung, dẫn đến bị loãng xương.
Uống trà vào lúc nào là thích hợp nhất?
Khi thức dậy nên uống một tách trà. Vì sau một đêm dài cơ thể đã tiêu hao một lượng nước đáng kể, uống một tách trà vào buổi sáng, không những kịp thời bổ sung lượng nước mà còn có thể hạ huyết áp.
Sau khi ăn nhiều dầu mỡ nên uống trà. Đản bạch chất trong những thức ăn nhiều dầu mỡ thường rất phong phú, thời gian tiêu hóa chậm khoảng bốn tiếng đồng hồ, vì thế sau khi ăn sẽ không thấy đói.
Sau khi ăn mặn nên uống trà. Ăn mặn không có lợi cho sức khỏe, nên nhanh chóng uống trà để lợi tiểu, bài tiết lượng muối dư thừa.
Sau khi ra nhiều mồ hôi nên uống trà. Lao động thể lực quá sức và làm việc trong nhiệt độ cao, sẽ tiết ra lượng mồ hôi rất lớn, lúc này uống trà có thể nhanh chóng bổ sung lượng nước cho cơ thể, giảm nồng độ của máu và sự đau nhói của bắp thịt, từng bước loại trừ cảm giác mệt mỏi.
Những người làm việc về khuya và lao động trí óc nên uống trà. Trong trà có caffeine, giúp cho đầu óc tỉnh táo, sẽ có lợi cho hoạt động tư duy, tăng cường trí nhớ, nâng cao hiệu quả công việc.
Người bị đái tháo đường nên thường xuyên uống trà. Uống trà có thể hạ đường huyết một cách hiệu quả, có tác dụng giải khát và tăng cường thể lực. Bệnh nhân thông thường nên uống trà xanh, lượng trà có thể tăng dần một ít và pha uống mấy lần trong một ngày.
6 tác dụng phụ của trà xanh và cách uống trà
Có thể gây thiếu máu
Các catechin có trong trà xanh có thể khiến bạn bị thiếu máu do thiếu sắt. Nếu thích uống trà xanh, bạn nên ăn các loại thực phẩm giàu chất sắt và vitamin C để giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu.
Có thể ảnh hưởng đến thai nhi
Nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú, không nên uống đến tách trà thứ 2 trong ngày. Một ly trà xanh có chứa khoảng 200 mg caffeine. Nếu uống nhiều hơn, có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai. Caffeine cũng đi qua sữa mẹ và có thể ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh trong thời kỳ đang bú sữa mẹ.
Khiến dạ dày khó chịu
Bạn nên giới hạn số lần uống trà xanh chỉ khoảng 2-3 lần một ngày. Cũng không nên uống trà xanh khi dạ dày bạn trống rỗng bởi điều này sẽ làm tăng axit dạ dày, gây ra một số tác dụng phụ như táo bón, buồn nôn và nôn.
Tương tác với một số loại thuốc
Thuốc kích thích chức năng của hệ thần kinh không nên sử dụng cùng với trà xanh. Các caffeine trong trà xanh tăng tốc độ hoạt động của hệ thần kinh và có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng như chóng mặt, tăng huyết áp, tăng nhịp tim.
Trà xanh chứa caffeine
Một tách trà xanh có chứa khoảng 24-45 mg caffeine.
Hàm lượng caffeine trong trà xanh ít hơn so với cà phê, nhưng nếu uống trà 4-5 lần một ngày có thể gây ra nhiều loại bệnh như: Bệnh tiểu đường, tiêu chảy, táo bón, mất ngủ, hội chứng ruột kích thích (IBS), tăng nhịp tim, chứng run..
Có thể gây bệnh loãng xương
Loãng xương là một tình trạng gây ra sự suy yếu của xương do thiếu canxi. Trà xanh ức chế việc sử dụng canxi của cơ thể, làm cho bạn dễ bị loãng xương.
Theo Boldsky, chỉ nên uống ở mức độ hạn chế để tránh các tác dụng phụ của trà xanh.
Cách uống trà có lợi cho sức khỏe
Uống trà mới pha: Sẽ rất tốt nếu bạn uống trà ấm, không quá nóng và cũng không nên để nó nguội hoàn toàn. Trà nguội chứa nhiều vi khuẩn, cũng như đặc tính chống vi khuẩn của nó bị giảm đi rất nhiều.
Pha trà đúng cách: Hãy ủ lá trà vào bình nước sôi để trà có hương vị, có màu xanh tươi và tận dụng được hết lợi ích sức khỏe của nó. Trà xanh không được pha đúng có thể có vị đắng và không mùi vị.
Không nên cho đường vào trà: Đường kết hợp với nước trà có thể làm mất chất dinh dưỡng. Bạn có thể dùng mật ong thay đường, và không nên cho thêm bất kỳ chất thứ gì vào trà.
Tránh uống trà đặc:Để tận dụng hết ưu điểm của trà xanh, hãy pha trà ở mức vừa phải, không quá đặc.
Không uống trà với thuốc: Nếu bạn đang uống trà xanh, không nên uống cùng với bất kỳ loại thuốc nào.
Hạn chế uống nhiều: Mỗi ngày chỉ nên dùng 1-2 tách.
Không uống trà khi đói.
Uống trà đúng thời điểm: Thời gian lý tưởng nhất để uống trà xanh là một giờ trước và sau bữa ăn. Nếu bạn đang ăn kiêng và muốn kiểm soát sự thèm ăn thì nên uống trà xanh một giờ trước bữa ăn.