Mía có tên khoa học Succharum officinarum L., thuộc họ lúa (Poaceae). Cây thảo cao. Thân đặc cao từ 2-4m, chia thành nhiều đốt rõ, dài 2-5cm, đường kính 2-5cm, bên trong gần như có màu trắng, nhiều xơ, chứa nhiều nước. Lá phủ một lớp sáp, to, bẹ có nhiều lông dễ rụng. Cụm hoa là chùy rộng và to ở ngọn cây, bông nhỏ có một hoa sinh sản.
Theo dinh dưỡng học cổ truyền, mía còn được gọi bằng những cái tên khác rất xa lạ với chúng ta hiện nay như là cam giá, vu giá, thử giá… vị ngọt, tính lạnh, vào được hai kinh vị và phế, có công dụng thanh nhiệt trừ phiền, bên cạnh đó còn sinh tân nhuận táo, hoà trung hạ khí.
Trong dân gian lưu truyền nhiều kinh nghiệm dùng nước mía để chữa bệnh và bồi bổ sức khoẻ. Ví như, dùng nước mía có pha thêm một chút nước gừng tươi để chữa chứng nôn mửa, dùng nước mía đun nóng để tạo ra một loại thức uống giữ ấm nhưng vẫn điều hòa cơ thể.
Khi viêm kết mạc cấp tính nên uống nước mía có hoà lẫn nước sắc hoàng liên để giúp chống viêm, tiêu sưng và giảm đau nhanh chóng.
– Với các bệnh lý hô hấp có biểu hiện môi khô họng khát, ho khan, có cảm giác sốt nhẹ về chiều, hay ra mồ hôi trộm, đại tiện táo kết… nên ăn cháo nấu bằng nước mía để thanh hư nhiệt, nhuận phế, chỉ khái và trừ đàm…
* Tuy nhiên, mía tính lạnh và hàm lượng đường rất cao nên những người tỳ vị hư yếu, hay đầy bụng đi lỏng và những người mắc bệnh tiểu đường thì nên kiêng cữ tuyệt đối không được đ ụng đến nước mía.
Thành phần dinh dưỡng
Chủ yếu chứa đường Saccharose, ngoài ra còn có các Carbonhydrat, nhiều acid amin, đặc biệt là nhiều acid amin cần thiết, đóng vai trò quan trọng trong việc bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể; Vitamin B1, B2, B6, C; Các muối vô cơ như Calci, Phospho, sắt… và các acid hữu cơ có chứa acid succinic, acid fumaric, acid malic, acid citric…
Tác dụng thực dưỡng
– Theo Đông y, mía vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, sinh tân dịch, nhuận táo, giáng khí. Dùng trong trường hợp ho khan ít đàm, kể cả chứng ho ra máu; còn dùng trong các chứng mất dịch vị do vị nhiệt, lưỡi đỏ rêu ít, miệng khô khát; cũng có thể dùng cho người nôn ọe nhiều lần.
– Theo thực nghiệm còn cho thấy, trong mía có chứa rất nhiều loại đường, điều đó có tác dụng ức chế các khối u ác tính (ung thư).
Trong Đông y, mía được mệnh danh là “thang thuốc phục mạch” vì những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại.
Mía vị ngọt tính hàn (có sách ghi lương và bình). “Mía chủ bổ khí kiêm hạ khí, bổ dưỡng, đại bổ tỳ âm, dưỡng huyết cường gân cốt, an thần trấn kinh tức phong, tả phế nhiệt, lợi yết hầu, hạ đờm hỏa, chi nôn, hòa vị, tiêu phiền nhiệt”.
Để điều hòa tỳ vị thì đem lùi nướng (để cả vỏ nướng xong mới róc vỏ). Dùng uống chữa ho, hen, nôn, mửa, tình trạng hoảng hốt, tâm thần bất định, trúng phong cấm khẩu, bí đái. Do tính hàn lương nên cấm chỉ định trường hợp tỳ vị hư hàn. Trường hợp cần thiết thì phối hợp với gừng để giảm tính lạnh của mía.
Tác dụng của nước mía
– Ngăn ngừa ung thư tiền liệt và ung thư vú.
Nước mía là thực phẩm có tính kiềm do chứa hàm lượng khoáng chất như can-xi, ma-giê, kali, sắt. Những căn bệnh như ung thư không thể phát triển trong môi trường có tính kiềm. Đây cũng chính là lý do giải thích tại sao các kết quả nghiên cứu đều cho thấy thức uống này có tác dụng ngăn ngừa ung thư hiệu quả, đặc biệt là bệnh ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú.
– Ngăn ngừa sỏi thận.
Nước mía dưỡng ẩm cơ thể rất tốt, nó là một phương thuốc nhằm ngăn chặn và loại bỏ sỏi thận. Đây là những bệnh thường hình thành do mất nước. Uống nước mía liên tục có thể ngăn ngừa căn bệnh này thậm chí có thể loại bỏ được bệnh này.
– Dưỡng ẩm cơ thể.
Mía là một thức uống ngon tuyệt cho mùa hè nóng nực, khi cổ họng của bạn khô do sức nóng và đổ mồ hôi nhiều. Uống một ly nước mía mỗi ngày hè để giữ nước tốt hơn cho cơ thể của bạn. Nếu bạn bị nhiệt miệng hay khô miệng, 1 cốc nước mía là phương thuốc hiệu quả. Thức uống này có thể dùng cho cả mùa đông lẫn hè.
– Chống sâu răng.
Do có chứa hàm lượng khoáng chất cao, nước mía có công dụng phòng chống sâu răng và hạn chế tình trạng hôi miệng. Vì thế, sau khi ăn xong, bạn hãy tráng miệng bằng một khúc mía để vừa thơm miệng lại tránh được sâu răng.
– Ngừa mụn, đẹp da.
Các loại a-xít alpha hydroxy (AHA) trong mía mang lại rất nhiều lợi ích cho da, giúp duy trì một làn da khỏe đẹp. Chúng có công dụng ngăn ngừa mụn, làm giảm các nốt mụn sưng tấy, ngăn ngừa lão hóa, dưỡng ẩm cho da. Hãy thoa nước mía trên da rồi để khô hoặc hòa chúng vào các loại mặt nạ dưỡng da, kem tẩy tế bào chết và đắp lên mặt để làn da mịn màng và rạng rỡ hơn.
– Trị bệnh vàng da.
Nước mía được coi là loại thuốc tự nhiên để chữa bệnh vàng da và được khuyến cáo sử dụng. Nếu bạn uống hai ly nước mía với chanh và muối thường xuyên, nó sẽ giúp quá trình phục hồi nhanh chóng hơn. Nó cũng cung cấp rất nhiều năng lượng.