ĐỒNG (Copper, Cu)
Nhu cầu hàng ngày: Nam giới: 1,2mg. Nữ giới: 1,2mg
Đồng đóng vai trò chính yếu trong một số chức năng của cơ thể như: tạo sắc tố da, tóc và mắt, giữ cho xương, răng chắc và tim khỏe, bảo vệ các tế bào không bị tổn hại về mặt hóa học vì đồng giữ vai trò như một chất chống oxy hóa, bảo dưỡng lớp myelin bao quang và bảo vệ các dây thần kinh, và hỗ trợ hoạt động của hệ thần kinh. Đồng cũng liên quan đến quá trình xử lý chất sắt trong cơ thể và sự hình thành hồng cầu.
Bệnh do thiếu đồng
Tình trạng thiếu đồng là rất hiếm, mặc dù vẫn có thể xảy ra ở trẻ sơ siinh bị suy dinh dưỡng. Tình trạng thiếu hụt khoáng chất này dẫn đến chứng thiếu máu và các triệu chứng có liên quan đến chứng bệnh này.
Nếu không được điều trị thì tình trạng thiếu đồng có thể gây tổn hại phổi và xuất huyết quá mức do sự sản sinh hồng cầu bị giảm sút, đồng thời còn gây tổn hại cho các mô liên kết.
Thực phẩm cung cấp đồng: mỗi 50g các loại thực phẩm sau chứa ít nhất 1mg đồng: ngũ cốc nguyên hạt, đặc biệt là lúa mì, gan động vật, các loại hải snr cua, tôm hùm và hàu, các loại đậu, hạt.
LƯU HUỲNH (Sulphur, S)
Khoáng chất đa lượng này đóng vai trò chính yếu tỏng quá trình sản sinh các axit amin và chuyển đổi carbohydrate thành dạng mà cơ thể có thể sử dụng. Lưu huỳnh có trong insulin, một nội tiết tố do tuyến tụy tiết ra, giúp điều hòa lượng glucose trong máu.
Lưu huỳnh tham gai vào việc hình thành các mô liên kết (bao quanh các bộ phận của cơ thể và giữ chúng ở đúng vị trí), da, tóc và móng tay. Ngoài ra lưu huỳnh còn tham gai vào quá trình sản sinh vitamin B1 và biotin trong cơ thể.
Thực phẩm cung cấp lưu huỳnh: Mỗi 100g các loại thực phẩm sau chứa ít nhất 100mg lưu huỳnh: giá đỗ, rau lá xanh. Các sản phẩm từ sữa, thịt đỏ, nội tạng động vật, lòng đỏ trứng, gà, hải sản, các loại đậu, hạt.
CROM (Chromium, Cr)
Crom giúp insulin gắn chặt vào các thụ thể trên màng tế bào, cho phép glucose tiến vào trong tế bào, nơi glucose được sử dụng để sinh ra năng lượng đáp ứng nhu cầu tế bào.
Thực phẩm cung cấp crom: Mỗi 50g các loại thực phẩm sau chứa ít nhất 1mg crom: khoai tây, xúp lơ xanh, đậu que, cà chua, táo, chuối, nho, cam, thịt đỏ (bò, heo)
Táo là nguồn cung cấp crom và chất xơ. Tất cả các loại táo còn có chứa quercetin, một loại hoạt chất tự nhiên (nhóm flavonoid) giúp làm giảm hàm lượng cholesterol trong máu.
Bệnh do thiếu crom
Tình trạng thiếu crom là rất hiếm, chỉ xảy ra ở những người phải ăn bằng cách bơm dưỡng chất trực tiếp vào tĩnh mạch trong thời gian dài. Một số nghiên cứu trên các nam vận động viên chạy bộ đã cho thấy lượng crom bị mất quá đường tiểu gia tăng khi luyện tập kéo dài. Nghĩa là khi tập luyện thể thao thường xuyên thì nhu cầu crom cũng sẽ tăng cao.