Carbohydrate cung cấp năng lượng cho tất cả các hoạt động của cơ thể, trong một số tế bào và mô như hồng cầu và não bộ, đây là nguồn cung cấp năng lượng duy nhất. Carbohydrate cần thiết cho quá trình tổng hợp các axit amin không thiết yếu và hỗ trợ hình thành sụn, xương, cùng các mô thàn kinh. Carbohydrate cũng được chuyển hóa thành chất béo dự trữ trong mô mỡ.
Hạ đường huyết
Hạ đường huyết là sự giảm lượng đường (glucose) trong máu xuống dưới mức bình thường. Khi tế bào não không được cung cấp glucose, người bệnh rơi vào trạng thái rối loạn suy nghĩ, mất định hướng, nhức đầu, chóng mặt, vã mồ hôi, tim đập nhanh, run tay, buồn nôn, lên cơn co giật, bất tỉnh, hôn mê.
Có nhiều nguyên nhân gây hạ đường huyết, bao gồm:
- Chế độ dinh dưỡng: do ăn không đúng bữa hoặc bỏ bữa (đặc biệt là bữa sáng) , do ăn kiêng hoặc do uống nhiều rượu bia (nhất là trong lúc đang đói)
- Do bệnh lý mãn tính như: tiểu đường, các bệnh về gan, thận, ung thư tuyến tụy…
Làm gì khi bị hạ đường huyết
Với người bình thường khi bị hạ đường huyết, những loại thực phẩm sau sẽ dễ hấp thu hơn và nhanh chóng gia tăng đường huyết. Còn những thực phẩm chứa protein hoặc chất béo (socola, kem, bánh quy, bánh mì…) sẽ không giúp tăng nhanh đường huyết.
- 1 muỗng mật ong hoặc mứt
- 1 muỗng đường pha nước
- ½ ly nước táo, nước cam hoặc nước dứa
- 1/3 ly nước nho
- ½ quả chuối
- 1 quả táo nhỏ
- 1 quả cam nhỏ
- 2 muỗng nho khô
- 15 trái nho
Sau khi ăn, uống nên để người bệnh nằm yên nghỉ ngơi.
Để phòng bệnh, không nên nhịn đói, hoặc để cơ thể bị đói quá lâu, không nên nhịn ăn mà hoạt động thể lực quá mức. Nhất thiết không được bỏ bữa sáng, đặc biệt là người già, trẻ em, những người mắc bệnh mãn tính, cơ thể yếu. Nên ăn nhiều chất xơ và tập thể dục nhẹ nhàng, vừa sức, thường xuyên.