Cam là một trong những loại trái cây có chứa tinh dầu mang mùi thơm và chứa nhiều vitamin C, rất mát và bổ dưỡng cho cơ thể. Ngoài ra, cam có tác dụng phòng bệnh tuyệt vời mà có thể bạn không biết.
Tăng cường thể lực
Sau khi tập luyện thể thao, uống một cố nước cam bỏ thêm chút muối là cách hữu hiệu để bạn lấy lại thể lực nhanh chóng. Bởi lượng đường và lượng nước có trong cam sẽ nhanh chóng được cơ thể hấp thụ, có tác dụng giải khát và bồi bổ thể lực.
Ngay sau khi ép lấy nước hoặc đã gọt vỏ nên uống hoặc ăn ngay, không nên để quá 30 phút để tránh lượng vitamin C sẽ bị bay mất khi phản ứng với oxy ngoài môi trường.
Tăng cường miễn dịch
Ăn cam sẽ có tác dụng bổ sung chất dinh dưỡng, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe, nhanh lành vết thương. Đặc biệt, đối với những người hút thuốc nên ăn nhiều cam, những bệnh nhân mắc viêm ruột, viêm túi mật nên thận trọng khi ăn cam.
Nước cam cũng có tác dụng kháng khuẩn, kháng virut và điều chỉnh sự hấp thụ xenobiotics – là những chất lạ không cần thiết cho cơ thể.
Ngăn ngừa xơ cứng động mạch
Nếu thường xuyên ăn cam, tiêu thụ vitamin C sẽ giúp phát triển chậm bệnh xơ cứng động mạch.
Phòng chống ung thư
Trong quả cam có chứa hợp chất liminoid giúp cơ thể chống lại ung thư miệng, da, phổi, núi đôi, dạ dày và ruột kết. Ngoài ra, các vitamin C cao có trong cam cũng như là một chất chống oxy hóa tốt để bảo vệ các tế bào cơ thể.
Giảm cholesterol
Quả cam là loại quả phổ biến nhất và là nguồn tuyệt vời cung cấp vitamin C, đồng thời cam cũng chứa các hợp chất khác có thể giúp giảm sản xuất cholesterol ở gan.
Cam có đầy đủ các chất được gọi là phytosterols (sterol thực vật), một loại chất béo được tìm thấy trong các loại hạt, trái cây và rau quả. Những sterol này chặn cholesterol không cho các tế bào trong ruột hấp thụ.
Ngăn ngừa táo bón
Quả cam có có vị chua ngọt và giàu chất xơ nên nó thực sự có tác dụng trong hệ thống tiêu hóa, giúp kích thích tiêu hóa, làm giảm táo bón.
Tăng cường “sức mạnh” đàn ông
Mỗi ngày một trái cam là đủ cho một nam giới có thể để giữ tinh trùng của mình khỏe mạnh. Ngoài ra, vitamin C, một chất chống oxy hóa trong trái cam giúp bảo vệ tinh trùng khỏi sự thiệt hại do yếu tố di truyền hoặc dị tật bẩm sinh gây nên.
Tốt cho tim mạch
Một lượng lớn chất flavonoid và vitamin C trong trái cam đã được biết là giảm một nửa nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng flavonoid trong trái cam có thể làm giảm bệnh huyết áp cao.
Bảo vệ da
Trong cam có chứa các chất anti-oxidant, giúp bảo vệ làn da khỏi sự hư hại từ các gốc tự do để hạn chế và ngặn chặn quá trình lão hóa.
Bảo vệ dạ dày
Cam có chứa nhiều vitamin C giúp bạn giảm tỷ lệ mắc bệnh viêm loét dạ dày giảm nguy cơ ung thư dạ dày.
Giúp tóc đen óng mượt
Dùng 1 cốc nước cam, pha lẫn cùng 1 cốc nước lạnh trộn thêm 1 thìa mật ong. Đánh đều các hỗn hợp lên, sau đó dùng để gội lại tóc sau lần gội đầu bằng dầu, dùng khăn ủ tóc khoảng 5- 10 phút sau đó gội lại bằng nước ấm.
Ngăn ngừa sỏi mật
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học chỉ ra rằng, ăn mỗi ngày một trái cam lớn giúp giảm 13% nguy cơ sỏi túi mật. Điều này đúng với phụ nữ.
Túi mật là một bộ phận nhỏ sản xuất mật, một dịch tiêu hoá giúp cơ thể phân hoá được chất béo. Các sỏi túi mật (những khối cặn lắng cứng và gây đau) có thể xuất hiện khi mật trở nên bão hoà với cholesterol.
Phòng bệnh bạch cầu
Những nghiên cứu trong phòng thí nghiệm đã chỉ ra rằng nước cam làm giảm bệnh bạch cầu ở trẻ em, cũng như chống lại bệnh ung thư vú, ung thư gan và ruột kết.
Hỗ trợ điều trị viêm khớp
Chất Carotene – tiền sinh tố của vitamin A có tác dụng làm giảm cơn đau của viêm khớp và bệnh Gout.
Giúp ngủ ngon giấc, đuổi muỗi: Hương thơm vỏ cam tươi
Cách làm: Vỏ cam phơi khô, sau đó cho vào túi thơm, treo trong phòng ngủ, nhà bếp hoặc tủ quần áo.Công dụng: Cách làm này không những kích thích ngủ ngon giấc, mà còn có tác dụng đuổi muỗi, làm sạch không khí.
Ai không nên dùng cam?
Trong dịch nước ép các quả thuộc loại cam, quýt phần lớn có chứa thành phần acid citric với hàm lượng tương đối cao. Chúng thường tồn tại dưới dạng muối natri citrat (chất thường dùng để chống đông máu). Chất này sẽ tạo phức với ion Ca++, do đó cản trở quá trình tạo prothrombinase và thrombin, là những yếu tố quan trọng tham gia trong quá trình đông máu.
Vì thế, những người sau phẫu thuật đường tiêu hóa như dạ dày, ruột… ở các vết mổ chưa hoàn toàn hồi phục, thậm chí cả ở các trường hợp có các vết viêm loét có nguy cơ xuất huyết… nếu ăn các loại quả cam quýt cũng phải thận trọng để tránh hiện tượng chảy máu ở chỗ bị tổn thương.
Chú ý khi dùng cam
– Người có cơ thể hàn (sợ nước sợ lạnh, rêu lưỡi trắng), thận khí yếu, yếu sinh lý không nên ăn cam nhiều.
– Không dùng cam chua lâu ngày vì không thích hợp cho dạ dày và ruột.
– Người bị tiểu đường và bệnh dạ dày nên dùng ít cam.
– Nên dùng cam vào buổi sáng và không nên uống vào lúc bụng đói.
– Nên dùng cam sành vì nó bổ dưỡng nhất trong các loại cam.